Cây cỏ lào có tác dụng gì? Công dụng chữa bệnh từ cỏ lào

Cây cỏ lào hay còn được gọi với tên gọi là cây yên bạch, đây là loại cây quen thuộc, rất gần gũi với đời sống người dân ta. Từ lâu chúng được sử dụng để cầm máu, chống viêm, kháng khuẩn, điều trị đau dạ dày, viêm đại tràng, tiêu chảy, đau nhức xương khớp, viêm răng lợi,… Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến cây cỏ lào, vậy cây cỏ lào là cây gì? Cây cỏ lào có tác dụng gì? Cấy cỏ lào chữa bệnh gì? Cỏ lào ngâm rượu có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của cây cỏ lào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Cây cỏ lào là cây gì?

Cây cỏ lào thuộc họ Cúc Asteraceae có tên khoa học là King et Robinson (Eupatorium odoratum L.) hoặc Chromolaena odorata (L.). Ngoài ra cây cỏ lào còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây yên bạch, cây cộng sản, cây ba bốp, cây lốp bốp, cây bớp bớp, cây bù xích, cỏ nhật, cỏ việt minh,…

Hình ảnh cây cỏ lào

Cây cỏ lào có tác dụng gì
Cây cỏ lào có tác dụng gì

Cây cỏ lào là loại cây thân thảo nhỏ, mọc thành bụi, cao trung bình từ 1-2m hoặc hơn, tùy vào dinh dưỡng đất trồng. Thân cây tròn, phân thành nhiều cành cây thường mọc ngang, màu rất nhạt, có rãnh và có lông mịn bao phủ.

Lá mọc đối nhau,có hình gần giống như hình tam giác, lá dài 6-9 cm, rộng 2-4 cm. Mép lá có răng cưa, thuôn ở gốc, nhọn ở đỉnh, khi vò nát lá có mùi hăng. Cả hai mặt lá đều có cùng màu có lông mịn, mặt trên dày hơn, 3 gân chính, cuống lá dài 1-2 cm.

Hoa mọc thành cụm ở đầu cành thành hình ngũ kép, gồm nhiều hoa có mùi thơm, mỗi cụm gồm nhiều hoa đơn tập hợp thành hình đầu dài khoảng 1 cm, màu xanh vàng. Lá xếp thành 3-4 dãy, hơi có lông, mào lông có sợi đều, tràng hoa loe dần ra từ gốc, bao phấn không có tai.

Quả bế hình thoi 5 cạnh, có lớp lông mịn bao phủ. Cây cỏ lào thường ra hoa vào cuối mùa đông đầu mùa xuân, tức vào khoảng tháng 1 – 3 hàng năm.

Phân bố, thu hái

Cây yên bạch có nguồn gốc ban đầu ở vùng nhiệt đới bản địa Caribe và Bắc Mỹ và sau đó dần dần di thực sang vùng nhiệt đới khác ở các nước châu Á, một phần Úc và Tây Phi.

Ở nước ta, cây bắt đầu xuất hiện nhiều nhất vào năm 1985 cùng với sự ra đời của phong trào cộng sản nên được gọi với cái tên là cây cộng sản, hiện nay cây này được tìm thấy ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

Cây yên bạch là loài thực vật ưa sáng, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu hanh khô, tuổi thọ của cây khoảng từ 1 – 2.5 năm. Hơn nữa, đây là loài cây cỏ dại nằm trong diện quan trọng của thảm thực vật.

Cây được mọc nhiều ở những khu vực đất hoang, những chân ruộng bỏ hoang, hai bên đường đi cho đến mọc khắp nơi ở các vùng đồi núi.

Cây mọc rất khỏe, phát triển nhanh vào mùa mưa, đồng thời nói có khả năng tái sinh rất mạnh và cho năng suất cao 20 – 30 tấn/ha.

Ngoài ra trong nông nghiệp, đây còn là một loại thuốc bảo vệ thực vật thảo mộc giúp phòng trừ được nhiều loại nấm hại cây trồng và xua đuổi sâu bọ rất hiệu quả.

Người ta thường dùng toàn bộ cây cỏ lào để dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng dùng phần lá là chủ yếu vì nó dễ dùng và có nhiều công dụng nhất.

Cây yên bạch được thu hái quanh năm, có thể thu hoạch cả cây, đem rửa sạch, dùng tươi hoặc khô đều được. Tuy nhiên trong trường hợp dùng ở dạng khô, người bệnh cần chú ý bảo quản cẩn thận để tránh ảnh hưởng đến công dụng của dược liệu.

Cỏ lào có chất gì? – Cỏ lào có tác dụng gì?

Đây là một trong các loại dược liệu đem đến nhiều công dụng, do đó thành phần hóa học trong dược liệu này rất đa dạng. Cụ thể như đạm chiếm 2.65%, kalium chiếm 2.48%, photphos chiếm 0.5%, tinh dầu chiếm 0.16%, flavonoid, tannin, alkaloid, coumarin,…

Những thành phần tự nhiên có trong dược liệu này đều lành tính, vì vậy nếu sử dụng đúng cách thì sẽ mang đến nhiều lợi ích, công dụng và cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Tác dụng dược lý – Cây cỏ lào có tác dụng gì?

Trong đông y cây cỏ lào có tác dụng gì?

Theo đông y, vị thuốc yên bạch có vị cay, tính ấm, có mùi hôi nhẹ. Dược liệu này có công dụng cầm máu, sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn, chống tụ mủ, giúp mau lành vết thương, lành các vết bỏng, vết thương tại phần mềm,…

Do đó người ta thường dùng lá của cây cộng sản để cầm máu vết thương hoặc vết cắn gây chảy máu, khó cầm máu.

Bên cạnh đó, cây cỏ lào còn được dùng để chữa các bệnh lỵ cấp tính, tiêu chảy ở trẻ nhỏ, viêm đại tràng, viêm răng lợi, đau nhức xương khớp, nhọt độc, ghẻ lở sẽ được cải thiện sau khi sử dụng dược liệu này.

Tại Trung Quốc, cây yên bạch còn được dùng để tiêu sưng hoặc lấy lá chà xát vào cơ thể để phòng các loại bò sát và côn trùng cắn. Ngoài ra lá của nó khi bỏ xuống ruộng ngâm 1 – 2 ngày sẽ giúp loại bỏ ký sinh trùng, ấu trùng và chúng còn được dùng làm phân xanh có tác dụng diệt cỏ và giảm tuyến trùng trong đất

Trong y học hiện đại cây cỏ lào có tác dụng gì?

  • Dược liệu cỏ lào có khả năng làm giảm tiết dịch và giảm mùi nhanh hơn nhiều so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên, khi bôi tại chỗ trong vòng 3-5 phút đầu, thuốc gây cảm giác bỏng rát ở vết thương với mức có thể chịu được.
  • Có khả năng làm rút ngắn thời gian chữa lành vết thương bằng cách đẩy nhanh quá trình loại bỏ hoại tử, tân sinh mô hạt và chữa lành sẹo. Kết quả sẹo hình thành mềm, mịn và không có vết rạn, sẹo lồi. Sẹo có màu hồng hoặc nâu nhạt, không thấy sẹo bạc màu.
  • Ức chế sự sinh trường và phát triển in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng vết thương, chẳng hạn như coli, Proteus, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn mủ xanh. Các chủng này được phân lập từ bệnh phẩm lâm sàng kháng lại các loại kháng sinh thông thường.
  • Nồng độ hydroxyproline và các nghiên cứu hình ảnh siêu cấu trúc cho thấy quá trình tổng hợp collagen có tiến triển tốt và tốc độ tổng hợp collagen tăng nhanh, đặc biệt là mức tăng cao nhất trong 7 ngày đầu tiên.
  • Chống co thắt cơ trơn được gây ra bởi histamin và acetylcholin .
  • Tác dụng liền sẹo, cầm máu

Những bài thuốc chữa bệnh từ cỏ lào

Giảm đau nhức xương khớp

Để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp vùng thắt lưng, gối, đốt sống cổ,… Do bệnh thoái hóa cột sống, bệnh viêm khớp thì ta lấy khoảng 8g cây cỏ làm tươi cùng với 12g dây đay xương. Đem các dược liệu sao vàng và sắc lấy nước uống trong ngày, kiên trì sử dụng trong một thời gian ngắn sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Chữa bệnh viêm đại tràng

Lấy 20g yên bạch, 25g bạch truật và 10g khổ sâm đem rửa sạch với nước rồi sắc với lượng nước vừa đủ. Chắt lấy nước thuốc dùng uống hàng ngày và áp dụng liên tục cho đến khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện.

Chữa mắt bị loét giác mạc hoặc vết thương do xước

Ở trường hợp này bệnh nhân có thể bị mù do trực khuẩn mủ xanh hoặc bệnh sẽ nặng hơn nếu dùng thuốc nhỏ mắt có cocticoid. Với bài thuốc đơn giản bằng cách lấy 50g ngọn và lá non của cây cỏ lào đem rửa thật sạch, giã nát trong cối sạch hoặc xay nhuyễn, dùng 2 miếng gạc sạch chia thành 2 gói thuốc, đặt vào bát sạch rồi hấp trong nồi áp xuất  15 phút kể từ lúc thấy xì hơi. Nếu không có nồi áp xuất thì hấp cách thủy 30 phút kể từ lúc nước sôi đến lúc ngừng đun. Rửa sạch mắt bằng nước muối 2% đun sôi để nguội, rồi đắp vào mắt rồi băng lại cố định, bệnh nhân nên nằm ngửa, cứ cách 12 tiếng thì thay thuốc 1 lần, bệnh nhẹ thì khoảng 24 giờ là khỏi.

Chữa trực khuẩn lỵ

Lấy 1 nắm to khoảng 150g lá và ngọn cỏ lào tươi đem rửa sạch, cắt nhỏ, chần qua nước sôi 80 độ C (nước sôi để 5 phút trời lạnh và 5 phút trời nóng) khoảng 2 giờ, ngâm với 0.5 lít nước, giữ ấm bên ngoài để đảm bảo 80 độ C hoặc cứ sau 15 phút thì đem đun lại 2 phút. Lấy nước và vắt cho sạch nước trong phần bã, đun nhỏ lại còn khoảng 150ml thì ngưng, người lớn chia ra làm 3 lần uống trong ngày, uống liên tục đến khi khỏi. Nếu trong trường hợp đi lỏng mất nước thì cho uống nước cháo loãng gồm gạo và 1 củ khoai lang nhỏ, pha thêm chút muối (tốt hơn oresol) mỗi ngày uống 500 – 600ml nước cháo loãng.

Chữa viêm loét dạ dày – Cỏ lào có tác dụng gì?

Lấy 20g cỏ lào, 20g dạ cẩm, 30g lá khôi và 5g tam thất nam đem rửa sạch uống hàng ngày. Nhờ vào tính kháng viêm, kháng khuẩn nên dược liệu có công dụng điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, kiên trì áp dụng bài thuốc sau một thời gian ngắn sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng cỏ lào

  • Đối với dạng dược liệu cỏ lào khô nên được bảo quản trong hộp kín để nơi khô ráo thoáng mát tránh độ ẩm cao dễ bị mốc, hỏng.
  • Dược liệu cỏ lào có độc tính nhẹ nên người bệnh lưu ý sử dụng đúng liều lượng, tuyệt đối không tụ ý sử dụng quá nhiều sẽ gây ngộ độc.
  • Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng dược liệu là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… Khi thấy các triệu chứng này cần dừng ngay thuốc và liên hệ với bác sĩ để được xử lý.
  • Dược liệu yên bạch thường được dùng để cầm máu và điều trị các bệnh liên quan đến viêm loét dạ dày, danh sách thành phần có chứa một dược tính nhất định, vì vậy hãy hết sức cẩn thận khi sử dụng.
  • Hiệu quả của những bài thuốc từ cây cộng sản thường chỉ áp dụng cho những bệnh nhẹ, không có bất kỳ triệu chứng và biến chứng bất lợi nào. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và mức độ bệnh mà kết quả nhận được từ các phương pháp điều trị này sẽ không giống nhau.
  • Ngoài việc điều trị bệnh bằng cây cộng sản, cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp. Đồng thời thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch chống chọi lại mọi bệnh tật.

7 thoughts on “Cây cỏ lào có tác dụng gì? Công dụng chữa bệnh từ cỏ lào

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.