Cây đại bi hay còn được gọi với tên gọi khác là cây cúc tần, được dân gian sử dụng để chữa bệnh hoặc là nguyên liệu để chưng cất tinh dầu. Vị thuốc cúc tần có công dụng điều trị chấn thương, các bệnh về xương khớp, chữa cảm, sốt, trừ đờm, làm cho ra mồ hôi, mụn nhọt, ghẻ lở,… Cây đại bi là cây gì? Cây đại bi có tác dụng gì? Cây đại bi chữa bệnh gì? Để hiểu rõ hơn về tác dụng của cây đại bi, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung chính của bài viết:
Cây đại bi là cây gì?
Cây đại bi thuộc chi đại bi Blumea, họ cúc Asteraceae, có tên kho học là Blumea balsamifera. Ngoài ra, cây đại bi còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây cúc tần, từ bi xanh, mai phiến, long não hương, mai hoa băng phiến, ngải nạp hương, đại ngải, co nát,…
Hình ảnh cây đại bi

Cây đại bi là loài thực vật có hoa, thân nhỡ, với chiều cao từ 1-2m đối với cây trưởng thành. Thân cây có khía rãnh phân cành ở ngọn, toàn thân được bao phủ bởi lớp lông trắng, mềm và có mùi thơm nhẹ như long não.
Lá thuốc mọc so le trên thân, xếp thành hàng không đều nhau. Phiến lá hình bầu dục, rộng 3-6cm, dài 8-30cm, các gân lá xuất hiện rõ ràng, chằng chịt thành hình mạng lưới cả hai mặt lá. Mặt dưới lá màu trắng nhạt như có phủ phấn và có lông, còn mặt trên có màu xanh thẫm ít lông, mép lá nguyên hoặc xẻ thành nhiều răng cưa. Phần gốc lá thường có 2, 4 hoặc 6 thùy nhỏ ở gốc lá vì phân phiến lá dưới xẻ sâu. Lá đại bi có chứa nhiều tinh dầu, khi vò nát sẽ có mùi thơm dễ chịu.
Hoa mọc thành chùm, ở kẽ lá hoặc đầu cành, mỗi cụm hoa gồm ít hoặc nhiều với đầu màu vàng, với đường kính khoảng 8 – 10mm, cuống ngắn và trên hoa có nhiều lông tơ, màu gỉ sắt. Các lá bắc xếp thành hàng nhưng không đều nhau, đầu lá có nhiều hoa cái xung quanh, hoa lưỡng tính mọc ở giữa, tràng hoa cái hình ống, có 3 răng, tràng hoa lưỡng tính, hình trụ, có 5 răng, 5 nhị, bầu hình trụ, ít lông, lông mọc chủ yếu ở phần đỉnh. Toàn cây có lông mềm màu trắng, có mùi thơm như long não. Cây đại bi thường ra hoa và quả vào tháng 3-5 hàng năm.
Khu vực phân bố
Cây đại bi là loại cây cỏ dại mọc phổ biến ở nhiều nước, đặc biệt là Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Malaysia, Inđônêxia, các nước vùng Nam Á,…
Ở Việt Nam, cây cúc tần mọc hoang ở khắp các đồng bằng, trung du, chúng xuất ở quanh làng, trên những đồng cỏ hoặc ven đường. Ngoài ra, cây cúc tần còn xuất hiện ở những đồi núi có nhiều ánh sáng, đã phát quang, dược liệu thường mọc thành bãi rộng.
Thu hái, chế biến – Cây đại bi có tác dụng gì?
Người ta thường sử dụng lá cúc tần làm thuốc chữa bệnh, lá cúc tần được thu hái quanh năm, chỉ yếu là vào mùa hè.
Những lá phiến to dày, nhiều lông, có mùi thơm hắc, đem rửa sạch phơi âm can.
Mai hoa phiến có được nhờ quá trình chưng cất và thăng hoa lá, phần búp và lá non có chứa nhiều mai hoa phiến hơn các bộ phận khác.
Mai hoa phiến ở dạng tinh thể hình phiến trong suốt hoặc nửa trong suốt như phiến cánh hoa mai, có vị cay mát, mùi thơm dễ chịu và y học hiện đại gọi hoạt chất này là borneol (mai hoa băng phiến, băng phiến đại bi).
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu cho thấy toàn thân cây đại bi có chứa tinh dầu cùng với các hoạt chất khác như Protit, carotene, canxi, sắt, lipit, xenluloza, Vitamin C.
Lá cúc tần 0.2 – 1.8% tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu là cineol, D-borneol, L-camphor, aicd palmitic, sesquiterpen alcol, acidmyristic và Borneol .
Tác dụng dược lý – Cây đại bi có tác dụng gì?
Trong đông y cây đại bi có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc cúc tần có vị hơi đắng, tính mát nên được quy vào 2 kinh phế và thận. Dược liệu cây cúc tần có công dụng điều trị bệnh viêm họng, cảm cúm, sổ mũi, long đờm, đau bụng, đau ngực, co thắt, chân răng loét, đay rang, đau dạ dày, đầy bụng khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, điều trị vết thương, chấn thương, ngứa da, viêm mủ da, ngất hôn mê, tan máu bầm, đau bụng sau sinh, sản hậu, đau lưng,…
Ngoài ra, lá cây đại bi còn có tác dụng giải nhiệt hạ sốt, kháng khuẩn, kháng nấm và thuốc đắp từ lá cây đại bi có tác dụng chữa bệnh trĩ. Dùng lá thuốc giã nát trộn với rượu để giảm đau cơ, đau khớp. Dạng thuốc sắc từ lá thuốc thường được dùng để tắm cho trẻ em và phụ nữ sau sinh. Nước sắc từ lá và rễ dược liệu dùng để hạ sốt và chữa đau dạ dày.
Ở Ấn Độ, cây đại bi được dùng chữa cao huyết áp, mất ngủ, thần kinh bị kích thích. Dùng toàn thân hoặc rễ cây 15 – 30 gam, 6 – 12 lá, sắc lấy nước uống.
Ở Philippin, cây cúc tần có tác dụng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, long đờm, lợi tiểu, sỏi thận, hạ huyết áp.
Ở Thái Lan, người ta cắt nhỏ lá, phơi khô rồi cuộn thành điều thuốc hút chữa viêm xoang.
Trong y học hiện đại cây đại bi có tác dụng gì?
Tác dụng bảo vệ gan
Dựa trên thí nghiệm ở chuột cống trắng cho thấy, khi tiêm hoạt chất flavonoid blumeatin vào xoang bụng ở chuột cống trắng đã bị ngộ độc bởi CCl4 và ức chế sự tăng alanin aminotransferase huyết thanh và triglycerid ở gan. Tổn thương mô học gan ở chuột được điều trị bằng blumetin ít nghiêm trọng hơn so với chuột đối chứng.
Ở chuột nhắt trắng được gây độc bằng thioacetamide, blumedin trong xoang bụng cũng ức chế sự tăng alanin aminotransferase trong huyết thanh và triglycerid ở gan.
Kết quả trên cho thấy blumetin có tác dụng bảo vệ gan đối với độc tính do CCl4 và thioacetamide gây ra.
Tác dụng chống ung thư
Ba chất sesquiterpene lacton được chiết xuất từ cây cúc tần có tác dụng chống ung thư đối với tế bào ung thư sarcom Yoshida trong nuôi cấy. Ngoài ra, cao chiết từ cây đại bi có tác dụng làm giảm khả năng gây đột biến của dimethylnitrosamine, tetracycline và mitomycin C ở chuột.
Kháng nấm, kháng hisamin
Những thành phần trong cây cúc tần có tác dụng kháng hisamin gồm acid rosmatimic, nicotinflorin , astragalin và bauerenol. Dạng cao chiết bằng ethanol từ cây cúc tần có tác dụng kháng nấm Epidermophyton floccosum với nồng độ ức chế tối thiểu là dưới 10mg/ml.
Tác dụng hạ huyết áp – Cây đại bi có tác dụng gì?
Dựa vào thí nghiệm trên súc vật cho thấy dịch chiết từ lá cây đại bi có tác dụng làm hạ huyết áp, ức chế hệ thần kinh giao cảm và làm giãn mạch ngoại vi. Ngoài ra, nước sắc từ lá đại bi khi tiêm tĩnh mạch làm giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp do tim co bóp yếu. Hoạt động hô hấp thí nghiệm trên súc vật thí nghiệm được tăng cường có thể là do trung khu hô hấp bị kích thích, đồng thời tăng trương lực và sự co bóp của tử cung và ruột đều giảm.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây đại bi
Chữa viêm khí quản
Lấy 20g lá đại bi già, 3g gừng, thịt lợn băm nhuyễn và gạo, đem các dược liệu sơ chế sạch rồi nấu cháo, nêm nếm vừa ăn. Chia làm 3 phần ăn trong ngày, sử dụng đều đặn khoảng 3 ngày để bệnh được cải thiện tốt nhất.
Điều trị thấp khớp
Lấy 20g thân và rễ cây đại bi khô, 20g ké đầu ngựa, 20g thiên niên kiện và 20g bạch chỉ rửa sạch với nước muối. Cho tất cả các dược liệu vào nồi, sắc cùng với 1 lít nước trong 30 phút hoặc đun đến khi nước cạn còn một nửa thì ngưng, để nguội và uống hết trong ngày.
Chữa cảm, sốt
Lấy 70g lá cúc tần khô sắc cùng với 700ml uống hết trong ngày hoặc dùng 1 nắm lá cúc tần khô, 1 nắm lá chanh, 1 nắm cây sả rửa sạch với nước muối, nấu cùng với 1 lít nước và thực hiện xông trong 30 phút.
Hoặc lấy 1 nắm lá đại bi, 1 nắm lá ngải cứu tươi và 1 nắm cám gạo trộn đều đun trên chảo nóng đến khi nóng già. Tiếp đó cho dược liệu vào vải mềm gói lại, chườm nóng khắp người để giải cảm, tuy nhiên nên kết hợp thuốc sắc và xông để bệnh được cải thiện nhanh chóng.
Điều trị ho
Lấy 200g lá đại bi, 100g củ sả, 100g rễ thủy xương bồ, 100g lá chanh, 100g rễ cà gai leo và 50g trần bì. Đem các dược liệu rửa sạch với muối, phơi khô dưới bóng râm, cắt nhỏ nguyên liệu nấu cùng với 700ml nước, đun sôi trong 5 phút. Sau đó lọc thêm 300ml siro để tạo thành 1 lít cao, mỗi ngày dùng 40ml, chia làm 2 lần uống hết trong ngày, uống đến khi tình trạng bệnh được cải thiện hoàn toàn.
Chữa viêm amidan, viêm họng mãn tính
Lấy 1g hoa đại bi rửa sạch với nước muối cùng với 3g đăng tâm thảo đốt thành than, 2.5g phèn chua phi khô, 2g hoàng bá đã đốt thành than. Đem tất cả dược liệu tán nhỏ, cho vào bình thủy tinh đậy kín, mỗi lần sử dụng lấy 3 – 4g bột thuốc thổi vào họng.
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho tôi nhé
Mình cần tư vấn gia công
Tư vấn cho mình nhé
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho tôi nhé