Đan bì là gì? Tác dụng của đan bì trong chữa bệnh

Đan bì là vỏ và rễ của cây mẫu đơn, dược liệu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, giúp hòa huyết, sinh huyết, chảy máu cam, u nhọt sưng tấy, tiểu ra máu, giảm sốt về chiều, trừ nhiệt,… Đây được xem là vị thuốc quý và được dùng nhiều trong các bài thuốc đông y. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về loại dược liệu này hãy cùng gia công thực phẩm chức năng LYNK Green Tea Bag tìm hiểu nhé!

Mô tả đặc điểm đan bì

Đan bì là gì?
Đan bì là gì?

Đan bì là gì?

Đan bì có tên khoa học là Cortex Paeoniae Suffuticosae hoặc Cortex Moutan, thuốc họ mao lương. Dược liệu với nhiều tên gọi khác nhau như đơn bì, mẫu đan bì, lộc cửu, huyết quỷ, bạch lượng kim, thử cô, mộc thược dược,…

Là loại cây thân gỗ sống lâu năm, cây khi trưởng thành có thể cao đến 1 – 2m, rễ phát triển thành củ. Lá mọc cách, so le nhau, thường chia thành 3 lá chét và mỗi chét chia làm 3 thùy. Mặt trên lá có màu xanh nhạt hoặc màu xanh lục đậm tùy theo từng độ tuổi của cây. Mặt dưới lá được bao bọc nhiều lông mịn thường có màu trắng nhạt.

Hoa to có mà trắng hoặc màu tím đỏ, thường mọc đơn độc ở đầu cành, có mùi thơm như hoa hồng. Hoa có 5 – 6 tràng hoặc nhiều hơn do tùy vào kỹ thuật trồng và tùy theo giống hoa.

Dược liệu đan bì là phần vỏ rễ khô có hình ống hoặc hình nửa ống. Cạnh thường có vết nứt dọc, hai mép cuộn vào trong, độ cuộn không xác định, dày khoảng 0,3cm. Mặt ngoài dược liệu có màu nâu tro hoặc màu tía nâu, có nhiều vết cắt của rễ tơ, có nhiều vân dọc hoặc sẹo ngang tròn dài và hơi lồi. Mặt trong dược liệu có màu nâu hoặc màu vàng tro nhạt, có nhiều chấm anh bạc và vân sọc nhỏ.

Dược liệu có mùi thơm đặc biệt, khi nếm có thể gây tê đầu lưỡi, có vị hơi đắng, chát. Chất cứng, giòn, dễ gãy, có bột, các bề mặt tương đối phẳng. Lớp ngoài bột thường có màu phấn hồng, hoặc màu nâu tro, lớp trong có màu phấn trắng.

Khu vực phân bố

Cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó di thực sang Châu Âu làm cảnh, Việt Nam và một số nước khác. Ở Trung Quốc, dược liệu được thu hoạch ở những cây đã được trồng 3 – 5 năm và thu hoạch vào tháng 9.

Là loại cây ưa ánh sáng, thích hợp phát triển trong môi trường có khí hậu râm mát. Cây thích hợp được trồng ở các sườn núi dốc, có khả năng thoát nước tốt, lớp đất dày hoặc cũng có thể được trồng trên đất pha cát nhiều màu. Đặc biệt, để thu hoạch dược liệu đạt sản lượng và chất lượng cao thì nếu cây được trồng ở đất mới được khai hoang sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu trồng cây trên đất cát đen rễ dược liệu sẽ to hơn nhưng vỏ mỏng, dược tính không cao.

Ở nước ta hiện nay, dược liệu được trồng nhiều ở các khu vực vùng núi phía Bắc như Sapa, Lào Cai.

Thu hoạch và chế biến

Người ta thường dùng phần vỏ rễ để làm thuốc (là phần vỏ ngoài có màu đen nâu, bên trong thịt có màu trắng, nhiều bột). Đối với loại vỏ đạt tiêu chuẩn sẽ có mùi thơm, không bị dính lõi và có dày.

Sau khoảng 3 năm kể từ khi trồng đan bì là có thể thu hoạch. Dược liệu được thu hoạch mùa thu có năng suất và chất lượng tốt hơn mùa hè 10 – 15%. Khi tiến hành đào rễ cây phải thật cẩn trọng tránh làm đứt, bị xây xát hoặc lấy không hết phần rễ, khi đào nhìn vào khoảng đất nứt quanh gốc cây, xới dần dần đến khi lấy hết được phần rễ. Trung bình cứ một mẫu dược liệu sẽ thu được 1000 – 1500kg dược liệu.

Dược liệu sau khi thu hoạch về cần cắt hết rễ tơ, rửa sạch loại bỏ đất cát. Sau đó lấy một thanh tre hoặc một miếng thủy tinh hoặc dao cạo để cạo lớp vỏ bên ngoài đi. Nếu thời gian thu hoạch vào lúc trời mưa thì không nên cạo vỏ và cũng khong rút ruột của rễ ra, nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu. Cắt dược liệu thành từng đoạn ngắn khoảng 15 – 17cm. rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô. Trong thời gian phơi nắng, buổi tối phải mang vào nhà tránh sương. Khi cất trữ dược liệu không được chất thành đống mà phải tách biệt nhau. Vì nếu chất thành đống có thể làm dược liệu chuyển sang màu đen, chất dầu và bịchuatừ đó làm giảm chất lượng dược liệu. Ngoài ra, có thể cắt dược liệu thành từng lát mỏng, đem phơi bóng râm, sao cháy hoặc tẩm rượu bảo quản dùng dần.

Thành phần hóa học

Trong dược liệu đan bì tươi chứa một chất glucozit, khi có tiếp với chất men trong vỏ cây sẽ cho paeonola và glucoza. Ngoài ra còn chứa một số thành phần hóa học khác như saponin, ancaloit, Sterol, Acetọphenon, Oxypaeonilorin, Benzoylpaeonilorin, Paeoniflorin,…

Tác dụng dược lý

Trong Đông y

Mẫu đơn bì có vị đắng, cay, có tính hơi hàn nên được quy vào 4 kinh tâm, tam bào, can thận. Dược liệu có tác dụng chữa đau bụng kinh, chảy máu cam, phát cuồng, sốt cao co giật, thổ huyết, phát ban da, đinh nhọt, mụn nhọt.

Trong y học hiện đại

Dược liệu có tác dụng điều kinh: Thí nghiệm trên động vật cho thấy hoạt chất paeonol có tác dụng xung huyết ở vùng tử cung

Dược liệu có tác dụng kháng sinh đối với vi khuẩn thổ tả, lỵ, thương hàn.

Dược liệu có tác dụng dọn sạch gỗ tự do trong cơ tim, tổn thương do bức xạ, viêm phổi do khói thuốc lá, tế bào biểu mô sắc tố võng mạc – hỗ trợ điều trị các bệnh lý mãn tính.

Tác dụng chống viêm trong thoái hóa khớp, tổn thương phổi cấp tính, thiếu máu não cục bộ và các phản ứng viêm gan.

Tác dụng chống tăng sinh khối u đối với các dòng tế bào ung thư như ung thư biểu mô tuyến vú, dạ dày, thực quản, ruột kết, tế bào gan.

Ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy dược liệu có tác dụng chống dị ứng, chống nấm, điều hòa miễn dịch và làm giảm viêm đại tràng.

Công dụng và liều dùng

Đan bì có tác dụng gì?

  • Giúp điều trị bệnh huyết áp cao
  • Điều trị viêm mũi dị ứng
  • Giúp điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Điều trị bệnh xơ gan cổ trướng
  • Điều trị mất ngủ, nhức đầu
  • Điều trị suy nhược thần kinh
  • Viêm khớp cấp
  • Đái tháo đường
  • Điều trị rong huyết
  • Viêm tắc động mạch
  • Điều trị đơn độc sưng tấy, viêm tinh hoàn, sưng vú
  • Điều trị tăng huyết áp
  • Điều trị viêm phế quản
  • Chữa ra mồ hôi trộm, phát sốt, đau bụng dưới, mạch trì khẩn
  • Chữa vết thương lở loét sâu, lở loét hạ bộ

Những bài thuốc chữa bệnh từ đan bì

Điều trị phong hàn nhiệt độc

Chuẩn bị 10g đơn bì; Đại hoàng (sao vàng), hoàng cầm (bỏ phần lõi đen), ma hoàng (bỏ rễ và phần đốt) mỗi dược liệu 6g và sơn chi tử 3g. Đem tất cả các dược liệu tán thành mảnh nhỏ rồi trộn đều. Lần dùng 5g sắc với 200ml nước đun đến khi còn lại 1 nữa thì ngưng. Chắt lấy nước uống khi còn nóng.

Điều trị bệnh phụ nữ nóng trong xương, người gầy yếu, kinh mạch không thông

Chuẩn bị mẫu đơn bì và rễ khổ qua mỗi loại 60g; Nhục quế, mộc thông (cắt nhỏ, sao vàng), đào nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao vàng), bạch thược mỗi dược liệu 40g. Đem tất cả dược liệu tán nhỏ, lần dùng 5g sắc với 300ml đun đến khi còn lại ½ nước thì ngưng, lọc bỏ bã, ngày uống 2 lần, uống khi còn ấm.

Điều trị bệnh viêm phế quản khi đã hết cơn hen

Lấy mẫu đơn bì, phục linh, sơn thù, trạch tả mỗi dược liệu 8g, 16g thục địa và 12g hoài sơn. Đem tất cả dược liệu sắc uống hoặc làm thành viên hoàn, ngày uống 1 thang.

Điều trị tăng huyết áp

Chuẩn bị đơn bì, bạch thược, đương quy, phục linh, sơn thù, trạch tả, thục địa, mỗi loại 8g, 12g hoài sơn, 16g thục địa. Đem sắc uống, ngày uống 2 – 3 lần.

Điều trị viêm tắc động mạch

Chuẩn bị mẫu đơn bì, đan sâm, đào nhân, huyền sâm mỗi dược liệu 12g; Qua nhân lâu, ngưu tất, kim ngân hoa, xích thược mỗi dược liệu 16g; Cam thảo và đương quy mỗi loại 20g và 8g chỉ xác. Sắc dược liệu uống trong ngày, ngày 2 lần.

Lưu ý khi sử dụng đan bì

Dược liệu đan bì xuất hiện trong nhiều bải thuốc khác nhau nhưng để dược liệu phát huy dược liệu tốt nhất nên sử dụng theo đúng liều lượng của nó. Đan bì không chứa độc dược nhưng nếu sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai đối tượng sẽ gặp pa\hải một số tác dụng không mong muốn. Do đó, người bệnh cần lưu ý:

  • Trước khi dùng nên hỏi ý kiến người có chuyên môn để xem bản thân có mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần nào của dược liệu không
  • Không sử dụng đối với phụ nữ có kinh nguyệt nhiều hoặc phụ nữ đang mang thai vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi
  • Người thường xuyên đổ mồ hôi hoặc người bị âm hư không nên dùng
  • Không dùng kết hợp đan bì với thỏ ty tử, đại hoàng, tỏi, bối mẫu

24 thoughts on “Đan bì là gì? Tác dụng của đan bì trong chữa bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.