Dấu hiệu, biến chứng và cách xử lý ngộ độc thực phẩm

Thời gian vừa qua, trên truyền hình, báo chí đưa hàng loạt tin tức về ngộ độc thực phẩm diện rộng. Điều này là do sự thiếu chặt chẽ trong việc kiểm soát và tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm. Vậy làm cách nào để bạn nhận biết bản thân bị nhiễm độc? Để chủ động bảo vệ bản thân, những người xung quanh, mời bạn đọc bài viết của LYNK Green Tea Bag nhé!

Ngộ độc thực phẩm là gì?

Thực phẩm chế biến không kỹ có nguy cơ gây ngộ độc cao
Thực phẩm chế biến không kỹ có nguy cơ gây ngộ độc cao

Ngộ độc thực phẩm có các tên gọi khác như trúng thực, trúng độc. Đây là hiện tượng cơ thể nhiễm độc do ăn phải thức ăn, thực phẩm ô nhiễm, biến chất, chứa các chất độc hại, nồng độ chất bảo quản vượt mức cho phép. 

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Như LYNK Green Tea Bag đã giới thiệu sơ lược phía trên, có nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở người lớn và trẻ em, bao gồm:

  • Vi khuẩn Samonella gây nên các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, sốt, tiêu chảy liên tục.
  • Độc tố tụ cầu staphylococcus gây cảm giác đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy khi sử dụng các sản phẩm có thành phần từ sữa hoặc thịt gia cầm chưa được chế biến kỹ.
  • Độc tố vi khuẩn clostridium botulium có trong các loại hải sản ươn, quá hạn gây phá hủy hệ thần kinh, thậm chí dẫn đến tử vong.
  • Virus viêm gan A (HAV), virus Norwalk lây truyền qua đường trung gian như thức ăn nguội, ra sống, sò, ốc, hến nuôi ở vùng đất bẩn.
  • Sán lá gan nhỏ có trong các món ăn sống như cá nướng, gỏi, ốc luộc chưa chín.
  • Độc tố vi nấm Aflatoxin có trong các loại đậu, hướng dương bị nấm mốc.
  • Các chất phụ gia, chất bảo quản quá nồng độ cho phép.
  • Kim loại nặng như thủy ngân, chì… lẫn trong thực phẩm.

Đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm

Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện
Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi ăn phải thức ăn quá hạn, có độc tố. Do đó bất cứ ai, mọi đối tượng, độ tuổi, giới tính đều có nguy cơ mắc phải nếu không tuân thủ các tiêu chuẩn, nguyên tắc cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau thường có tỉ lệ mắc cao hơn bình thường:

  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ: Chưa đủ ý thức để phân biệt thực phẩm nào nên hoặc không nên ăn. Đồng thời, lúc này hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện nên khả năng đào thải độc tố chưa ổn định.
  • Người già: Cơ thể lão hóa, chức năng miễn dịch, đào thải của gan cũng suy giảm.
  • Phụ nữ mang thai: Cơ thể đang ở giai đoạn nhạy cảm, hệ tuần hòa, chuyển hóa thay đổi.
  • Người mắc bệnh các bệnh về gan, suy giảm khả năng miễn dịch (HIV)

Triệu chứng và biến chứng của ngộ độc thực phẩm

Nếu hàm lượng độc tố cao có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa cả tính mạng. Do đó, mọi người cần chú ý những triệu chứng, biến chứng bất thường:

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm

Người bị ngộ độc thức ăn có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn
Người bị ngộ độc thức ăn có các triệu chứng đau đầu, buồn nôn

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, người bị ngộ độc sẽ xuất hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhiều lần
  • Cơ thể bị mất nước, cảm thấy khát và môi khô
  • Sốt, toát mồ hôi nhiều.
  • Nhịp tim đập nhanh, trụy mạch.

Biến chứng của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thức ăn có thể gây nguy hiểm nếu xuất hiện các biểu hiện như mất nước, nhiễm trùng. Lúc này nếu không nhanh chóng đưa đến bệnh viện, khả năng biến chứng, để lại di chứng là rất cao:

  • Rối loạn thần kinh: Mắt nhìn mờ, khó nói, toàn thân tê liệt, lên cơn co giật, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Rối loạn tim mạch: Tim đập nhanh, khó thở, tụt huyết áp.
  • Đi ngoài có máu lẫn trong phân
  • Đau bụng, đau ngực, đau cổ, hàm, họng… 

Khi nào nên đến gặp bác sĩ để điều trị?

Đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu có hiện tượng nôn ra máu
Đến ngay trung tâm y tế gần nhất nếu có hiện tượng nôn ra máu

Khi gặp bất kỳ triệu chứng sau đây, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến ngay trung tâm y tế gần nhất để điều trị kịp thời:

  • 2 ngày liên tục bị nôn mửa, nôn khan.
  • Nôn ra máu.
  • Đi ngoài ra phân lỏng, phân lẫn máu trong 3 ngày liên tục.
  • Không có khả năng uống nước, canh, soup hay các chất lỏng khác trong 24 tiếng.
  • Đau bụng, đau nhức, tê liệt toàn thân.
  • Sốt cao trên 38 độ
  • Cơ thể mất nước.

Cách xử lý khi ngộ độc thực phẩm

Sơ cứu bệnh nhân ngay khi thấy dấu hiệu bất thường
Sơ cứu bệnh nhân ngay khi thấy dấu hiệu bất thường

Trong trường hợp bản thân hoặc người xung quanh bị ngộ độc thức ăn, bạn nên áp dụng các biện pháp sơ cứu tạm thời tại chỗ:

  • Gây nôn: Giúp loại bỏ và hạn chế chất độc ngấm vào dạ dày, thành ruột. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.
  • Uống nhiều nước và Oresol bù điện giải: Giúp hòa loãng nồng độ độc tố trong cơ thể, hạn chế tình trạng mất nước sau nôn và đi ngoài.
  • Đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi hotline cấp cứu 115: Sau khi đã áp dụng các bước sơ cứu ban đầu, bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế bởi tình trạng ngộ độc có thể biến chứng, gây nguy hiểm bất cứ lúc nào.

Thông thường, các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sẽ xuất hiện chỉ sau vài phút hoặc trong vòng 1-2 ngày, khiến bệnh nhân mệt mỏi suy, suy kiệt thể chất, tinh thần. Nhưng đối với trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. Do đó, hơn ai hết mỗi người cần ý thức việc bảo vệ bản thân, gia đình bằng cách chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm.

12 thoughts on “Dấu hiệu, biến chứng và cách xử lý ngộ độc thực phẩm

  1. Huyền says:

    Thực phẩm chức năng có thể hỗ trợ điều trị cho triệu chứng này được không, tôi cần tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.