Hạt dẻ ngựa là vị thuốc lâu đời được biết đến rộng rãi với công dụng chữa bệnh giãn tĩnh mạch, hạt dẻ ngựa chữa bệnh trĩ. Hiện nay đã có thêm nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh những lợi ích tuyệt vời của hạt dẻ ngựa. Vậy hạt dẻ ngựa có tác dụng gì, hạt dẻ ngựa có ăn được không, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính của bài viết:
Hạt dẻ ngựa là gì?
Cây dẻ ngựa có tên khoa học là Aesculus Hippocastanum được trồng rộng rãi ở Bulgaria và Hy Lạp. Cây cao khoảng 25 đến 30m, thay lá hằng năm cho hoa màu trắng hồng và hạt màu xanh có gai nhỏ.

Trong hạt dẻ ngựa có chứa chất chống oxy hóa, hợp chất flavonoid, aescin, tannin, quercetin (cũng có trong củ riềng), apigenin, rutin…làm bền thành mạch có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến mạch máu như giãn tĩnh mạch, trĩ, kháng viêm, giảm đau, chống lão hóa…
Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì?
Tính kháng viêm mạnh mẽ – Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì?
Tác dụng kháng viêm mạnh mẽ của hạt dẻ ngựa được quyết định bởi thành phần Aescin, đặc biệt là trong các trường hợp viêm liên quan đến chấn thương nặng, sưng đỏ và suy tĩnh mạch.
Đã có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy hạt dẻ ngựa làm giảm sưng viêm ở bàn chân liên quan đến CVI, dạng thuốc mỡ của Aescin được sử dụng cho người chấn thương do chơi thể thao, phẫu thuật cũng cho kết quả tương tự.
Hạt dẻ ngựa trị bệnh trĩ – Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì?
Bệnh trĩ là tình trạng hệ thống mạch máu (tĩnh mạch, động mạch…) quanh hậu môn và trực tràng sưng viêm, gây cảm giác khó chịu, ngứa, đau, chảy máu…ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.
Hạt dẻ ngựa có tính kháng viêm mạnh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra dược liệu có tác dụng giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại.
Năm 1997, các chuyên gia người Đức đã mời 80 bệnh nhân mắc bệnh trĩ dùng 40mg Aescin/lần, mỗi ngày dùng 3 lần liên tục trong 14 ngày. Cuối liệu trình, hơn nửa số tình nguyện viên cho hay, họ cảm thấy kích thước búi trí được thu hẹp lại, các triệu chứng sưng đau, chảy máu, khó chịu… cũng đã được cải thiện rất nhiều.
Làm giảm triệu chứng và trị giãn tĩnh mạch – Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì?
Giãn tĩnh mạch là hiện tượng tĩnh mạch bị căng phồng do lưu lượng máu đến tĩnh mạch kém, dẫn đến nhiều bất tiện trong cuộc sống, biến chứng nguy hiểm nhất phải kể đến hiện tượng nhiễm trùng rất khó điều trị, có thể dẫn đến tử vong.
Nhiều cuộc nghiên cứu về tác dụng trị giãn tĩnh mạch theo cơ chế cải thiện lưu lượng máu đến tĩnh mạch của hạt dẻ ngựa đã được diễn ra, trong đó có 9 nghiên cứu thực hiện trên nhóm người trong 8 tuần cho kết quả khả quan.
Cụ thể nhóm tình nguyện viên sẽ dùng 50 mg Aescin kết hợp bôi gel Aescin mỗi ngày liên tục trong 8 tuần, hơn 80% trong số họ cho biết các triệu chứng ở chân như sưng đau, ngứa ngáy, phù, chuột rút…tình trạng viêm loét cũng được cải thiện đôi chút.
Khả năng chống oxy hóa – Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì?
Quercetin và kaempferol là hai chất thuộc nhóm flavonoid được chiết xuất từ hạt dẻ ngựa cho tác dụng chống oxy hóa mạnh.
Tác dụng này thể hiện qua việc hạt dẻ ngựa trung hòa và ổn định các gốc tự do, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào, làm chậm tiến trình lão hóa và hỗ trợ ngăn ngừa cũng như làm giảm kích thước khối u trong bệnh ung thư.
Góp phần chữa vô sinh ở phái nam – Hạt dẻ ngựa có tác dụng gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng vô sinh ở phái nam, tuy nhiên một trong những nguyên nhân đáng được lưu tâm nhất hiện nay là do giãn tĩnh mạch hoặc sưng viêm tĩnh mạch gần tinh hoàn.
Nhờ vào đặc tính chống viêm, giảm sưng đặc trưng của Aescin mà hoạt chất này có khả năng góp phần giúp điều trị vô sinh do các bệnh liên quan đến mạch máu.
Các chuyên gia đã tiến hành theo dõi 100 bệnh nhân nam vô sinh do các nguyên nhân kể trên sử dụng 30 mg Aescin mỗi 12h suốt 2 tháng. Kết quả kiểm tra ở đa số bệnh nhân cho thấy mật độ và chất lượng tinh trùng được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra hạt dẻ ngựa còn có tác dụng giảm đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường, giúp vi khuẩn đường ruột phát triển cải thiện hệ tiêu hóa tốt cho dạ dày, chữa sốt rét, kiết lỵ…
Hạt dẻ ngựa có ăn được không? Cao dẻ ngựa là gì?
Theo FDA, hạt dẻ ngựa khi chưa qua chế biến có chứa Esculin có thể gây ra độc tính làm tăng nguy cơ chảy máu tĩnh mạch, vì vậy hạt dẻ ngựa không thể ăn được. Người ta thường dùng hạt dẻ ngựa chữa bệnh ở dạng cao dược liệu hoặc viên nén.
Cao dẻ ngựa sau khi bào chế chỉ còn lại aescein, theo một nghiên cứu tại Mỹ trên 15.000 bệnh nhân bị trĩ, giãn tĩnh mạch chân, kết quả cho thấy cao dẻ ngựa giúp giảm đau đến 90% và giảm sưng phù đến 85%
Liều dùng và tương tác thuốc
Liều khuyến cáo khi dùng dạng chiết xuất từ hạt dẻ ngựa là 150 mg/lần mỗi ngày dùng được 2 lần; còn đối với dạng viên nén được sản xuất theo công thức bởi các công ty dược phẩm, thì mỗi 12h có thể dùng 1 viên hoặc theo hướng dẫn trên toa.
Hạt dẻ ngựa có thể tương tác với một số nhóm thuốc như:
Các NSAID: hạt dẻ ngựa làm giảm hấp thu các loại thuốc chống viêm không steroid khiến nhóm thuốc này giảm hẳn tác dụng kháng viêm của nó.
Thuốc trị đái tháo đường: hạt dẻ ngựa có khả năng làm hạ đường trong máu, nếu dùng cao dẻ ngựa hoặc viên nén hạt dẻ ngựa chung với thuốc đái tháo đường sẽ dẫn đến mức độ đường quá thấp.
Các loại thuốc chống đông máu: hạt dẻ ngựa làm bền thành mạch khiến máu đông chậm, khi dùng chung với thuốc chống đông như aspirin, clopidogrel…sẽ làm tăng nguy cơ bầm tím.
Phản ứng phụ không mong muốn và lưu ý khi sử dụng hạt dẻ ngựa
Phản ứng phụ không mong muốn
Trong quá trình sử dụng hạt dẻ ngựa, tùy vào từng cơ địa nhiều cuộc khảo sát đã được diễn ra và ghi nhận những phản ứng phụ sau đây:
Đau bụng thoáng qua hoặc đau dữ dội
Nhức đầu đôi khi kèm chống mặt
Cảm giác ngứa khó chịu
Đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa
Những lưu ý khi dùng hạt dẻ ngựa
Hạt dẻ ngựa có nhiều tác dụng mang đến lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cần thận trong quá trình sử dụng, nên lưu ý các điểm sau:
- Người bị hạ đường huyết không nên dùng hạt dẻ ngựa vì có thể khiến mức đường trong máu giảm hơn nữa.
- Bệnh đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa cần có sự kê đơn từ bác sĩ để có thể dùng một lượng phù hợp.
- Không dùng chung với các thuốc có thể gây ra tương tác đã được cảnh báo.
- Bệnh nhân suy gan, phụ nữ có thai tuyệt đối không được dùng hạt dẻ ngựa.
- Người có tiền sử dị ứng với các dạng thuốc từ dược liệu cần thận trọng trước khi dùng.
- Hãy đảm bảo bác sĩ của bạn đã cho phép việc bạn dùng hạt dẻ ngựa làm thuốc trị bệnh.
Tin rằng bài viết đã giúp bạn hiểu chi tiết hơn hạt dẻ ngựa có tác dụng gì, lưu ý gì khi dùng hạt dẻ ngựa chữa bệnh trĩ…từ đó có thể sử dụng hạt dẻ ngựa một cách phù hợp và an toàn nhất.
Tôi muốn gia công sp
Tôi có nguyên liệu dạng cao cần gia công thành viên
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn gia công
Công ty có cung cấp nguyên liệu không
Công ty có cung cấp nguyên liệu không
Tôi có sẵn nguyên liệu, bên bạn có nhận gia công đóng viên không, chi phí thế nào
Mình cần tư vấn