Cây hồng hoa và cây hoa hồng là hai loại cây hoàn toàn khác nhau, cây hồng hoa còn được dân gian gọi là cây rum được xem là dược liệu quý và đồng thời cũng là loài hoa đẹp thuộc họ cúc. Vị thuốc hồng hoa thường xuất hiện nhiều trong các bài thuốc Đông y với tác dụng chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, tắc kinh, đau bụng do ứ huyết, viêm dạ con, hậu sản, viêm da, viêm tai, viêm phổi, viêm dạ dày, cấm khẩu,… Vậy hồng hoa là gì? Hồng hoa có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về tác dụng của hồng hoa, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội dung chính của bài viết:
Hồng hoa là gì?
Cây hồng hoa thuộc họ cúc tây Asteraceae, có tên khoa học là Carhamus tinctorius L. Bên cạnh đó, cây hồng hoa còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây rum, thảo hồng hoa, hồng lam hoa, tạng hồng hoa, hồng lan hoa, kết hồng hoa, tây tạng hồng hoa, hoàng lan hoa, dương hồng hoa, nguyên hồng hoa, trích hoa, đơn hoa,…
Hình ảnh cây hồng hoa

Cây hồng hoa là loài cây thân thảo mọc thẳng, cao khoảng 0,6-1m, thân cây nhỏ, nhẵn, có các sọc dọc ở thân và phân cành ở phía ngọn.
Lá mọc so le nhau, gần như không có cuống, bẹ, phần gốc lá chụm lại ôm lấy thân, dài khoảng 5-8cm, rộng 2-3cm. Đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa nhọn không đều, phiến lá trơn có dáng bầu dục. Mặt lá có màu xanh lục sẫm trơn nhẵn với gân lá chính giữa nhô cao.
Hoa mọc thành cụm, mỗi cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ mọc tụ lại thành hình cầu rất đẹp ở ngọn và chót cành, được bao quanh bởi nhiều lá bắc có gai. Hoa màu đỏ cam, hình ống dài, hình tên, phía trên có 5 cánh hoa màu đỏ và một hoa cái có nhụy màu vàng ở giữa. Khi mới nở, hoa có hình sợi màu vàng dài khoảng 2-4 cm, sau chuyển dần sang màu đỏ, hai sắc tố màu vàng đỏ quyết định thành phần hóa học để dùng làm dược liệu.
Quả hồng hoa là dạng quả bế hình trứng có 4 cạnh lồi. Cây hồng hoa thường nở rộ vào tháng 6 – 8 và ra quả vào tháng 7 – 9 hàng năm.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa cây hồng hoa với cây atiso vì hoa atiso cũng được gọi là hồng hoa, tuy nhiên đây là hai loại khác nhau.
Ngoài ra, hồng hoa khi thu hoạch rất giống với nhụy hoa nghệ tây Saffron, cả hai đều có những sợi màu đỏ nhưng các sợi hồng hoa hơi vụn và có màu sắc tươi tắn hơn. Tuy nhiên, dòng saffron dài hơn giá thành cũng đắt hơn hồng hoa rất nhiều.
Khu vực phân bố
Cây hồng hoa là một loài cây quý, được tìm thấy nhiều nhất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Nhật Bản, Đức, Pháp,…
Trong đó, giống được trồng ở Trung Quốc thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Tây Tạng, An Huy và Hà Nam có giá trị được ưa chuộng nhất
Ở Trung Quốc, hồng hoa Tây Tạng hay còn được gọi là lệ hồng hoa và phiên hồng hoa được tìm thấy ở Tây Tạng và Âu Uyên giá rất đắt và là loại tốt nhất trong các loại hồng hoa, loại tốt nhì là ở Vân Nam.
Ở Việt Nam, cây mọc trải dài ở khắp nơi trên cả nước chủ yếu ở các vùng núi cao, thung lũng, chủ yếu ở tỉnh Hà Giang và được nhân giống bằng hạt sang nhiều tỉnh trung du miền núi phía Bắc, cây này thường được gieo trồng bằng hạt vào mùa xuân.
Tuy nhiên, hiện nay, sản lượng hồng hoa của nước ta còn hạn chế không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy, nước ta vẫn phải nhập loại dược liệu này từ Tây Tạng để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Thu hái, chế biến – Hồng hoa có tác dụng gì?
Hoa thường bắt đầu nở rộ vào mùa hè, khi cánh hoa đã bắt đầu chuyển từ màu vàng sang màu đỏ là có thể thu hoạch được. Khi thu hoạch nên thu hoạch những hoa đã rụng, chỉ lấy những hoa có màu đỏ tươi.
Dược liệu hồng hoa sau khi thu hoạch về ta có thể bào chế dược liệu dựa vào những cách sau:
- Sơ chế hoa, bỏ đài chỉ giữ lại cánh hoa, gói thành từng bánh, đem phơi ở nơi thoáng mát, nhiều gió, có nắng phơi đến khi khô nhưng chỉ phơi ở nơi có bóng râm, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng tránh bị đổi màu dược liệu.
- Bỏ đài hoa, giữ lại cánh hoa, giã nát, vắt thành từng bánh rồi đem phơi khô
Ngoài ra, hạt hồng hoa có chứa nhiều dâu và protein nên có thể tận dụng để ép lấy dầu sử dụng hàng ngày.
Dược liệu sau khi bào chế, cánh hoa có hình ống dài hơn 13mm, khô teo lại như tơ, xẻ thành 5 thùy, các phiến thùy có hình dải hẹp dài khoảng 6.5mm. Dược liệu có màu hồng hoặc hồng tím, nhị đực màu vàng nhạt, có trụ đầu màu nâu nhạt ở chính giữa, chất xốp nhẹ, có mùi thơm rất đặc trưng.
Tuy nhiên, dược liệu này rất dễ bị đổi màu, dễ bị hút ẩm, bị rơi vụn, mốc hoặc mất dược tính vì vậy cần để nơi thoáng mát, trong túi kín và có túi hút ẩm.
Thành phần hóa học
Trong hoa của cây hồng hoa có chứa hai sắc tố chính là vàng và đỏ, sắc tố đỏ là thành phần carthamin 0,3 – 0,6% và không tan trong nước, còn sắc tố vàng có thể tan trong nước.
Lúc này thành phần ios carthamin sẽ dần chuyển sang thành các hoạt chất carthamin, 3-rhamnoglucoside và luteolin 7- glucosid của kaempferol.
Ngoài ra, phần hạt còn chứa 12-15% protein, 20-30% dầu giàu glycerid của axit béo trung hòa với hàm lượng đến 90%, ethyl acetate, benzene, hexanol, decanal,…
Tác dụng dược lý – Hồng hoa có tác dụng gì?
Trong đông y hồng hoa có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc hồng hoa có vị cay, tính ấm nên được quy vào 2 kinh can và tâm. Vị thuốc hồng hoa có công dụng chữa bế kinh, kinh ứ trệ, kinh nguyệt không đều, rối loạn nội tiết, đau bụng sau sinh, sản dịch sau sinh, thai chết lưu, viêm dạ con, viêm buồng trứng, giảm đau nhức,…
Trong y học hiện đại hồng hoa có tác dụng gì?
Kích thích tử cung cô lập và tử cung nguyên vẹn trong thời gian dài của một số loài động vật như chuột lang, chuốt nhắt, mèo, chó và thỏ. Đồng thời kích thích co bóp tử cung bình thường và tử cung có chửa. Thời gian kích thích ngắn hơn so với ruột của những con vật này.
Có tác dụng gây hạ huyết áp trong thời gian dài ở chó mèo, gây co mạch thận và làm tăng sức co bóp của tim đồng thời truyền đến động mạch vành.
Dựa trên thí nghiệm ở chuột lang có tác dụng gây co cơ trơn phế quản
Thuốc mỡ được bào chế từ cao hồng hoa thấm qua da vào mạch máu và có đặc tính chống viêm.
Có khả năng ức chế sự tăng sinh của các nguyên bào, một chế phẩm dược phẩm bao gồm ba vị 40% hồng hoa, 40% phong lữ và 20% cam thảo đã được áp dụng cho thỏ đã gây thoái hóa cơ tim thực nghiệm do tiêm adrenalin theophylin. Dựa trên thí nghiệm ở những con thỏ được điều trị cho thấy, dược liệu có khả năng cải thiện rõ rệt hình ảnh điện tâm đồ và giảm rõ rệt mức độ thoái hóa cơ tim trong xét nghiệm đại thể và vi thể.
Dược liệu có tác dụng chống viêm trong các mô hình viêm cấp tính của histamine và dextran, nhưng không có tác dụng đáng kể trong các mô hình gây viêm mãn tính. Thí nghiệm ở chuột có thấy kết quả định lượng acid ascorbic trong tuyến thượng thận của chuột không có tác dụng tổng hợp steroid vỏ thượng thận.
Trong một thí nghiệm ở chuột bạch lớn và chó có tác dụng ngăn ngừa đột tử do căn bệnh nhồi máu cơ tim diễn ra trên mô hình thắt động mạch vành ở chó và đồng thời gây ra tình trạng thiếu hụt máu cơ tim ở chuột bạch lớn.
Những bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc hồng hoa
Chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt
Dùng 10g dược liệu sắc với 200ml rượu trắng, sắc đến khi cạn còn một nửa thì ngưng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Hoặc có thể lấy 5g hồng hoa kết hợp với 10g hương phụ, 10g diên hồ sách, 10g xuyên khung và 10g đương quy đem sắc thành nước uống. Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt nên uống 3 – 5 ngày liên tục trước chu kỳ hành kinh mới.
Chữa loét dạ dày, tá tràng
Lấy 60g hồng hoa và 12 quả đại táo, đem các dược liệu rửa sạch rồi sắc cùng với 300ml nước, đun trên lửa nhỏ đến khi nước cạn còn 150ml thì ngưng. Sau đó lọc lấy phần nước, hòa cùng với 60ml mật ong và uống khi thuốc còn ấm.
Chữa ban sởi – Hồng hoa có tác dụng gì?
Trong trường hợp sử dụng vị thuốc hồng hoa để phòng ngừa bệnh sởi mỗi ngày lấy 3 – 5 hạt hồng hoa nhai và nuốt.
Trong trường hợp chữa ban sởi, sởi khó mọc thì lấy 1.5 chỉ hồng hoa, 1 chỉ hoàng liên, 2 chỉ từ hảo, 2 chỉ đương quy, 3 chỉ ngựa bang tử, 3 chỉ đại thanh diệp, 3 chỉ cát căn, 3 chỉ liên kiều và 8 phân cam thảo sắc với 1 lít nước dùng uống trong ngày.
Trong trường hợp phòng đậu mùa và tránh đậu mùa lan vào mắt thì dùng dược liệu đã bào chế rồi bôi lên quanh mắt, mí mắt, đuôi mắt, lúc mới khỏi lên đậu mùa.
Trong trường hợp chữa đậu mùa, đậu đinh, đậu mộc thì tán hồng hoa, trân châu và băng phiến thành bột mịn. Tiếp đó, cạy các nốt đậu cho ra mụn độc rồi xức thuốc bột lên và băng bó lại.
Chữa liệt nửa người, xuất huyết não
Lấy hồng hoa, cam thảo, sinh địa, bạch thược, hoàng kỳ, hoàng liên và đương quy đem rửa rồi sắc với 700ml nước trong khoảng 30 phút thì ngưng. Mỗi ngày uống 1 thang, kiên trì uống liên tục trong 1 – 2 tháng, tuy nhiên trước khi dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chữa sưng tấy, chấn thương
Lấy hồng hoa, đào nhân, sài hồ, đương quy và đại hoàng đã được phơi khô. Đem rửa sạch rồi sắc cùng với rượu và nước theo tỉ lệ 1:1, mỗi loại 350ml đun sôi trong khoảng 15 phút. Uống 1 lần trong ngày, uống khi thuốc còn ấm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Những lưu ý khi sử dụng hồng hoa
- Vị thuốc hồng hoa có chứa dược tính rất mạnh, nếu tùy ý sử dụng hoặc dùng sai cách có thể gây ra các tác dụng phụ và thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy khi sử dụng hồng hoa cần lưu ý những điều sau:
- Phụ nữ có thai khi sử dụng dược liệu có thể gây sảy thai cực kỳ nguy hiểm, phụ nữ kinh nguyệt ra nhiều không nên sử dụng dược liệu này.
- Dược liệu có tác dụng bổ huyết, nhưng chỉ nên dùng với liều lượng nhỏ nếu dùng quá nhiều sẽ gây phá huyết, tiêu huyết, hành huyết, không ngưng được sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy mỗi ngày chỉ nên dùng từ 3 – 10 gam dược liệu sắc nước uống.
- Pha dược liệu này với một ít đồng tiện có thể giải độc, chữa tan sưng tấy, ứ huyết, đau bụng,… Rất hiệu quả. Nhưng nếu uống quá nhiều có thể làm máu chảy mãi không thôi hoặc đôi khi máu trào ngược lại rất nguy hiểm.
- Hoa hồng kỵ với xạ hương và trầm hương vì vật tuyệt đối không được dùng chung để tránh nguy hiểm.
- Khi sử dụng đúng cách, dược liệu rất an toàn và không gây tác dụng phụ, tuy nhiên một số cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng và các triệu chứng bất thường. Trong trường hợp này, phải ngừng sử dụng và nếu các triệu chứng nghiêm trọng cần đến bệnh viện ngay lập tức.
- Không nên sử dụng dược liệu trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến cơ thể. Khi sử dụng phải tuyệt đối nghe theo lời dặn của bác sĩ, dùng đúng liều lượng, đúng thời gian.
- Dược liệu này còn có thể nhai sống trực tiếp, uống dưới dạng thuốc sắc hoặc ủ thành rượu thuốc. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào cơ địa và độ tương thích của mỗi người, phải sử dụng kiên trì và nghiêm ngặt theo chỉ định của thấy thuốc.
- Để nhận biết hồng hoa thật, nếu cho vào cốc nước ấm mà thấy nước chuyển sang màu đỏ tươi như máu hoặc sau 2-3 lần phơi khô mà vẫn đỏ hồng thì đó là hàng thật.
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Bên bạn có nhận nguyên liệu gia công đóng viên không
Tôi muốn mua nguyên liệu
Tư vấn cho tôi nhé
Tôi muốn mua nguyên liệu