Lá bạch đàn có tác dụng gì? Tinh dầu bạch đàn có tác dụng gì?

Khi nhắc đến cây bạch đàn, nhiều người nghĩ ngay đến tinh dầu khuynh diệp mà chúng ta hay dùng, lá cây bạch đàn có chứa hàm lượng lớn tinh dầu có tác dụng sát khuẩn, chống viêm,… Ngoài ra, lá bạch đàn còn được dùng để chữa một số bệnh như nghẹt mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang, ho khan, ghẻ lở, đau nhức xương khớp,… Vậy cây bạch đàn là cây gì? Lá bạch đàn có tác dụng gì? Tinh dầu bạch đàn có tác dụng gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của lá bạch đàn, hãy cùng chúng tôi tìm qua bài viết sau đây.

Cây bạch đàn là cây gì?

Cây bạch đàn thuộc họ sim Myrtaceae, có tên khoa học là Eucalyptus globulus Labill. Ngoài ra cây bạch đàn còn được gọi với nhiều tên gọi khác như khuynh diệp, cây dầu gió, bạch đàn xanh, an thụ,…

Hình ảnh cây bạch đàn

Lá bạch đàn có tác dụng gì?
Lá bạch đàn có tác dụng gì?

Các loài cây bạch đàn bạch đàn nói chung có thân gỗ lớn, thường sinh trưởng rất nhanh trồng trong vòng 5, 6 năm, cây cao trên 10m hoặc hơn và có kích thước đường kính thân 9 – 10cm, có lớp vỏ nhẵn, mềm, màu nhạt, nhánh vuông, khi vỏ khô thường bong tróc thành từng mảng nhỏ.

Trên cành non, lá bạch đàn mọc đối nhau và hầu như không cuống. Phiến lá hình trái tim hoặc hình trứng, mỏng như có sáp, màu xanh lục, dài 10-15cm và rộng 4-8cm. Các lá trên cành già có hình liềm, mọc riêng, so le nhau, cuống lá ngắn và cong. Phiến lá hẹp, xếp đứng thân, có hai mặt giống nhau, dài 16-25cm, rộng 2-5cm. Cành già hình tròn, không có cạnh, những chiếc lá khi soi lên sáng sẽ thấy những điểm trong – Đó là những túi tinh dầu.

Bắt đầu từ kẽ lá có các nụ hoa hình núm, có 4 cạnh tương ứng với 4 lá đài, cuống hoa ngắn, nhị dài 1.5cm.

Quả nang hình chén to 2,5cm, phía trên có 4 ngăn, bên trong quả có chứa hai loại hạt: Loại màu đen sinh sản và loại màu nâu không sinh sản.

Nở vào tháng Năm. Thu hái lá vào mùa hè, khi lá tươi tốt thì cắt lá đem về nhà cất tinh dầu.

Đặc điểm của một số cây bạch đàn thông dụng

Theo thống kê của Wikipedia, có hơn 700 loài bạch đàn trên thế giới, mỗi loài bạch đàn có những đặc điểm thực vật khác nhau, đặc điểm của một số cây bạch đàn thông dụng:

  • Bạch đàn đỏ: Tên khoa học là Eucalyptus Robusta Smith, cây có chiều cao trung bình từ 5 – 30 m, vỏ cây màu đỏ, hoa màu vàng, có nhiều nhị, hoa khi nở thường nở thành 4 mảnh và nở vào mùa thu.
  • Bạch đàn trắng: Tên khoa học là Eucalyptus Camaldulensis, chiều cao trung bình của cây này là 20 – 30 m. Thân cây gỗ thẳng, vỏ màu nâu xám, tán lá rộng và lòa xòa. Lá mọc so le, dài khoảng 20 cm, hoa màu trắng với nhiều nhị, quả nhỏ và thường xuất hiện từ tháng 3 – 5.
  • Bạch đàn xoắn: Thân cây to, thẳng, gỗ có vân, màu sắc nổi bật, thường được dùng làm nhà.

Khu vực phân bố

Cây bạch đàn có nguồn gốc từ Châu Úc, từ lâu đã được di thực sang nhiều nước trên thế giới bao gồm Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. Do cây bạch đàn có rễ ăn sâu, rộng, có khả năng hút nước trong đất mạnh, khả năng mọc nhanh nên thường được trồng ở những nơi đầm lầy, ẩm thấp để cải tạo và giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét.

Cây được trồng chủ yếu để lấy gỗ, lấy bóng mát, giống cây này được nhiều người ưa chuộng vì rất lý tưởng để mọc thành rừng, xen kẽ từ đồng bằng đến cao nguyên. Cây bạch đàn không kén đất, thích nghi dễ dàng với nhiều vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Australia, Indonesia,…

Ở Việt Nam, cây bạch đàn được trồng ở khắp nơi từ vùng đồng bằng, trung du đến miền núi và trồng nhiều nhất để phủ xanh đồi trọc ở các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Kạn,… Cây không chỉ được trồng để lấy gỗ mà còn được trồng để bảo vệ môi trường và phòng chống cháy rừng.

Thu hái, chế biến – Lá bạch đàn có tác dụng gì? 

Lá bạch đàn có tác dụng gì? Người ta dùng lá cây bạch đàn để làm thuốc và cất tinh dầu. Để có thể tận dụng được nhiều lá, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, nên chặt cây vào năm thứ 3 và thứ 7 để lấy hết lá và gỗ nhỏ. Sau đó, khi chồi mọc ra ta cũng ngắt bớt lá, chỉ để lại 2 cành phát triển, cuối cùng chỉ còn lại một chồi non để thay thế cây cũ.

Để làm thuốc, lá thường được hái vào gần mùa hè, phơi trong bóng râm, sau đó phơi khô và bảo quản trong lọ hoặc túi kín. Chỉ những chiếc lá hình lưỡi liềm mới được sử dụng trong y học, nên tránh dùng lá non ngay cả khi chúng có tỷ lệ tinh dầu cao hơn. Phương pháp chiết xuất tạo ra tinh dầu tốt nhất là sử dụng carbon dioxide, các phương pháp khác như chưng cất hơi nước thường không hiệu quả lắm.

Lá vò nát sẽ có mùi thơm nồng đặc trưng, tinh dầu phải trong, màu vàng hơi đục, có mùi thơm đặc trưng, ​​trung tính, không có cặn.

Thành phần hóa học

Tương tự như lá bạc hà, lá bạch đàn có chứa lượng lớn tinh dầu có mùi thơm dễ chịu.

Mỗi giống cây có chứa thành phần và hàm lượng tinh dầu khác nhau như cây bạch đàn liễu có 30 – 50% và cây bạch đàn trắng có 60 – 70% hàm lượng cineol trong tinh dầu, cây bạch đàn chanh có hơn 70% hàm lượng citronelal trong tinh dầu. Trong đó, citronelal và cineol là hai thành phần được quan tâm để khai thác tinh dầu.

Tác dụng dược lý – Lá bạch đàn có tác dụng gì?

Trong đông y lá bạch đàn có tác dụng gì?

Theo đông y, lá và vỏ cây bạch đàn là một vị thuốc có giá trị cao đối với sức khỏe con người. Lá bạch đàn có vị đắng, tính ấm, mùi thơm và mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh như:

  • Giảm đau nhức xương khớp: Tinh dầu bạch đàn có tác dụng gì? Tinh dầu bạch đàn có tác dụng làm mát, do đó khi thoa lên da, giúp mang lại cảm giác mát dịu và giảm đau. Ngoài ra, các thành phần có trong bạch đàn có tác dụng giúp các cơ và hệ thần kinh được thư giãn. Nó cũng tăng cường lưu thông máu ở các khớp bị tổn thương, điều này giúp sửa chữa các khớp bị hư hỏng và ngăn ngừa viêm.
  • Điều trị các bệnh về đường hô hấp: Lá và vỏ cây bạch đàn chứa nhiều hoạt chất có lợi giúp giảm chất nhầy do viêm đường hô hấp. Đối với các bệnh như cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường, có thể sử dụng chiết xuất lá bạch đàn để khắc phục tình trạng bệnh.
  • Giúp cải thiện hệ thống miễn dịch: Chiết xuất lá bạch đàn có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm giúp tiêu diệt vi khuẩn E. coli và nấm men gây nhiễm trùng. Hơn nữa, vị thuốc tự nhiên này còn có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các chất gây hại từ bên ngoài.
  • Giảm căng thẳng, stress: Các chất hóa học trong bạch đàn được coi là chất kích thích tự nhiên giúp hệ thần kinh thư giãn, giảm stress, giảm cảm giác mệt mỏi.
  • Giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tiểu đường: Nhiều nghiên cứu cho thấy lá khuynh diệp có đặc tính điều trị và phòng bệnh tiểu đường hiệu quả.
  • Điều trị các bệnh ngoài da: Bao gồm bệnh ghẻ, ngứa, hôi nách.

Trong y học hiện đại cây bạch đàn có tác dụng gì?

  • Lá và cành non sắc uống hoặc ngâm rượu uống có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, hạ nhiệt, trừ đờm, chữa cảm cúm, ho, sát trùng, chống viêm, giảm đau .
  • Nước sắc lá bạch đàn dùng ngoài rửa vết thương có mủ, vết loét, làm liền sẹo rất tốt hoặc dùng để xoa bóp trị liệu đau nhức cơ xương khớp, thấp khớp.
  • Ngoài ra, một số cây bạch đàn có chất gôm màu đỏ được gọi là Red-gum hoặc Kino do hàm lượng tanin của chúng nên được sử dụng trong công nghệ thuộc da trắng.
  • Tinh dầu khuynh diệp cũng được sử dụng trong sản xuất nước hoa và các chất thơm khác.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây bạch đàn

Chữa đau nhức xương khớp

Dùng tinh dầu khuynh diệp xoa lên vùngkhớp bị đau nhức rồi massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút hoặc dùng có thể lấy lá khuynh diệp nấu nước và ngâm. Thực hiện đều đặn thường xuyên 2 – 3 lần/tuần, sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức.

Chữa ghẻ

Lấy khoảng 250g lá bạch đàn tươi rửa sạch, đun sôi với nước, pha loãng thêm với một ít nước để tắm mỗi ngày, còn tinh dầu bạch đàn hòa cùng với nước khi đun sôi có công dụng sát trùng và ngăn ngừa các bệnh ngoài da.

Chữa nhức mỏi cơ thể

Lấy 10 – 15g lá khuynh diệp đem giã nhuyễnrồi cho vào nước tắm, ngâm người trong nước tắm khoảng 10 – 15 phút, tính dầu khuynh diệp giúp giãn cơ khớp, mang lại cảm giác thư giãn, dễ chịu.

Chữa hen suyễn – Lá bạch đàn có tác dụng gì?

Nhỏ một vài giọt tinh dầu khuynh diệp vào bát nước ấm rồi đặt lên mũi hít thở đều, tinh dầu khuynh diệp có mùi hương mạnh mẽ giúp thư giãn co thắt phổi và giúp đường hô hấp thông thoáng. Hợp chất Eucalyptol làm loãng đờm và chất nhầy giúp bệnh nhân dễ thở, từ đó giảm cơn hen suyễn kéo dài.

7 thoughts on “Lá bạch đàn có tác dụng gì? Tinh dầu bạch đàn có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.