Vị thuốc phá cố chỉ còn được gọi là bổ cốt chỉ là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong đông y với nhiều tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Phá cố chỉ có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng lượng bạch cầu trong máu, chữa di tinh, liệt dương, ra nhiều mồ hôi, tiểu nhiều lần,… Vậy phá cố chỉ là gì? Phá cố chỉ có tác dụng gì? Phá cố chỉ trị bệnh gì? Để biết chi tiết hơn về tác dụng của phá cố chỉ, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Nội dung chính của bài viết:
Phá cố chỉ là gì?
Phá cố chỉ là hạt của cây phá cố chỉ có tên khoa học là Psoralea Corylifolia L, thuộc họ cánh bướm Papilionaceae. Bên cạnh đó, phá cố chỉ còn được gọi với nhiều tên gọi khác như bổ cốt chỉ, cát cố tử, cố tử, phá cố tử, thiên đậu, hồ phi tử, hạt đậu miêu,…
Hình ảnh phá cố chỉ

Cây phá cố chỉ là loại cây thân thảo cứng sống hàng năm, với chiều cao khoảng 1m, cây ít phân nhánh, thân cây có cạnh và được bao phủ bởi lớp lông trắng.
Lá thuôn có hình trứng, gốc lá tròn, đầu lá nhọn, mép có răng cưa, dài 6 – 9cm, rộng 5 – 7cm, cuống lá dài khoảng 2 – 4cm và có lá kèm. Chỉ có một lá chét hình trái xoan với nhiều tuyến hình mắt lông chim màu đen trên cả hai mặt lá.
Hoa có màu hồng hoặc màu vàng tím nhạt mọc thành cụm ở đầu cành hoặc lẽ lá thành dạng bông chuỳ với cuống hoa dài.
Quả có màu đen, hình trứng, xù xì, mỗi quả chỉ chứa một hạt duy nhất gắn vào phần vỏ quả.
Hạt có hình tròn hoặc hình thận dẹt phẳng hoặc hình trứng dài khoảng 3 – 4.5mm và rộng dưới 3mm. Vỏ ngoài dược liệu màu nâu sẫm hoặc nâu đen, có các vết nhăn nhỏ, teo, lõm xuống ở chính giữa. Hạt có chất hơi cứng, phần nhân hạt màu vàng chứa nhiều chất dầu với mùi thơm nồng nặc.
Khu vực phân bố, chế biến
Cây phá cố chỉ có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng sau đó chúng được di thực vào Việt Nam mọc trong rừng hoặc dọc đường đi ở một số tỉnh như Hà Nội, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc nhưng ít được khai thác. Còn ở Trung Quốc, cây mọc khoẻ, thường được trồng vào mùa xuân và bắt đầu thu hoạch vào mùa thu.
Người ta thường sử dụng phần hạt để làm thuốc chữa bệnh. Trong đó, việc lựa chọn hạt có hai loại:
- Hạt khô chắc mẩy, đen, thơm, nhiều dầu, hơi nồng là loại tốt.
- Hạt lép, nát, không có mùi thơm la loại xấu
Dược liệu sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, để ráo rồi sao qua với ít muối rồi mang đi phơi nắng và bảo quản sử dụng dần.
Khi cần sử dụng, lấy cố phá chỉ ngâm một đêm với rượu trắng, rồi lại tiếp tục ngâm thêm một đêm nữa với nước. Sau đó đem phơi khô, tẩm muối rồi sao sơ trên lửa nhỏ và sử dụng ( Theo tỷ lệ 100kg dược liệu thì sử dụng 2.5kg muối) (Theo Dược tài học).
Thành phần hoá học
Trong bổ cốt chỉ có chứa 20% chất dầu và một lượng tinh dầu vừa đủ, các thành phần chủ yếu của tinh dầu gồm 9.2% chất nhựa, ancaloit, glucozit, isopsoralen (Angelixin), psoralen,…
Ngoài ra, vị thuốc này còn chứa một lượng nhỏ các chất isobavachalcone, bavachin, psoral, isopsoralin, isobavachin, bavachinin, bavachin, raffinose,…
Tác dụng dược lý – Phá cố chỉ có tác dụng gì?
Trong đông y phá cố chỉ có tác dụng gì?
Theo đông y, vị thuốc cố phá chỉ có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm, không độc nên được quy vào 3 kinh tỳ, thận và tâm bào lạc. Vị thuốc cố phá chỉ có tác dụng chữa di tinh, hoạt tinh, liệt dương, thận hư, tiêu chảy, đái dầm, tiểu nhiều, kinh nguyệt không đều, khí hư ra nhiều, ho lao, viêm phế quản, đau lưng,…
Trong y học hiện đại phá cố chỉ có tác dụng gì?
- Tác dụng lên hệ tim mạch: Dựa trên các thí nghiệm ở chuột cho thấy vị thuốc này có khả năng tác động và làm giãn động mạch vành và đối kháng với các yếu tố gây co thắt động mạch vành. Ngoài ra, vịt huốc này còn được cho là khiến tim co bóp mạnh hơn, đồng thời tăng lưu lượng máu trong động mạch vành.
- Kích thích khả năng sinh trưởng và sự phát triển của các tế bào bạch cầu.
- Kháng khuẩn in vitro, ức chế hoạt động của các vi khuẩn tụ cầu trắng, tụ cầu vàng và trực khuẩn lao.
- Tác dụng chống triệu chứng bệnh alzheimer, tăng khả năng điều tiết huyết dịch và thần kinh. Bên cạnh đó, loại dược liệu này được cho là có tác dụng thúc đẩy tăng cường hệ thống miễn dịch và chức năng nội tiết tố, kích thích tủy xương tạo máu.
- Dựa trên thí nghiệm ở chuột cống trắng thì dược liệu này có khả năng kích thích cơ trơn và làm mềm giãn tử cung.
- Tăng sắc tố da, tổ chức sắc tố da, nuôi dưỡng mạch máu và cải thiện dinh dưỡng.
- Chống sự kết tổ trong tử cung và chống thụ thai.
- Chống ung thư, ức chế tế bào sarcoma – 180 và Hela.
Những bài thuốc chữa bệnh từ phá cố chỉ
Chữa hư lao, suy nhược cơ thể
Lấy 480g phá cốt chỉ ngâm một đêm cùng với rượu, rồi vớt ra phơi nắng. Tiếp đó thêm vào một thăng dầu mè rồi trộn đều với phá cốt chỉ, cho dược liệu vào chảo sao đều cho đến khi hạt mè không còn nổ là được, rây bỏ mè và lấy phá cố chỉ tán thành bột mịn. Nấu giấm bột gạo để làm để làm thành viên hoàn to cỡ hạt ngô đồng, nên uống lúc bụng đang đói cùng với nước muối loãng hoặc rượu nóng.
Chữa tay chân nặng nề, ra mồ hôi trộm
Lấy 120g phá cốt chỉ chưng cùng với rượu, rồi lấy thêm 30g hồ đào nhục đã bỏ vỏ cùng với 4.5g trầm hương, đem các dược liệu tán thành bột, trộn đều các vị thuốc lại với nhau còng với mật để làm thành viên hoàn có kích thước to cỡ hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần uống 20 – 30 viên cùng với muối hoặc rượu nóng lúc bụng đói.
Chữa chứng tiêu lỏng nhiều lần trong ngày
Lấy 240g phá cố chỉ cùng với 120g nhục đậu khấu nghiền thành bột mịn rồi luyện thành viên hoàn to cỡ đầu ngón tay út, mỗi ngày uống 50 – 70 viên lúc bụng đói và nên sử dụng nước cơm để uống thuốc.
Chữa đau lưng khi mang thai – Phá cố chỉ có tác dụng gì?
Lấy phá cố chỉ cùng với hồ đào nhục mỗi loại 60g, vị thuốc phá cố chỉ thì đem tán thành bột mịn, cho vào hũ thuỷ tinh đậy kín và sử dụng dần. Khi đau lưng, thì lấy nửa trài hồ đào nhục ăn cùng với rượu nóng và kết hợp thêm 6g bột phá cổ chỉ, chỉ dùng khi bụng đang đói.
Các đối tượng không nên dùng phá cố chỉ
- Người bị băng huyết, rong kinh
- Tiểu ra máu
- Người có thể âm hư hoả vượng
- Trĩ xuất huyết
- Người bị chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và các chứng viêm khác ở đường tiêu hoá
- Người bị yếu xương
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé
Mình cần tư vấn