Quả chay là quả gì? Quả chay có tác dụng gì?

Cây chay là một loại cây vô cùng quen thuộc, đối với người dân Bắc Bộ, cây chay gắn liền với quả cau, miếng trầu, dùng thân vỏ của cây chay ăn trầu sẽ giúp miếng trầu dậy thêm mùi thơm và có màu đỏ thắm. bên cạnh đó, quả chay không chỉ được sử dụng trong ẩm thực mà còn có tác dụng chữa bệnh, cụ thể như chữa đau răng, tê thấp, rong kinh, chảy máu mũi, đau bụng, dạ dày thiếu chất chua,… Vậy quả chay là quả gì? Quả chay có tác dụng gì? Để biết rõ hơn về tác dụng của quả chay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Quả chay là quả gì?

Cây chay thuộc họ dâu tằm Moraceae, có tên khoa học là Artocarpus tonkinensis, bên cạnh đó cây chay còn được gọi với các tên gọi khác như cây chay Bắc hoặc chay vỏ tía.

Hình ảnh cây chay

Quả chay là quả gì?
Quả chay là quả gì?

Cây chay là loại cây thân gỗ to, với chiều cao trung bình từ 10 – 15m. Thân cây nhẵn nhụi, mọc thẳng, cành non có lông màu hung nâu, cành già có màu xám. Ngoài ra, phần rễ có vỏ mềm màu nâu hồng, trong khi bên trong có phần ruột màu trắng, vị chát và ngọt nhẹ.

Lá chay mọc so le thành hai hàng, mặt trên lá nhẵn bóng, mặt dưới có lông ngắn màu hung hoặc màu trắng nhạt ở đường gân lá, các đường gân nổi rõ. Phiến lá hình ngọn giáo, dài 20 – 25cm, rộng 9 – 12cm, đầu lá có mũi nhọn, gốc lá tròn, cuống lá mảnh, có lông và kèm theo lá nhỏ.

Hoa chay gồm cả hoa đực và hoa cái, hoa đực mọc thành cụm mọc ở kẽ lá, thuôn dài, hơi cong và cuống có lông. Các lá bắc có hình khiên, nhị hình chóp còn bao hoa có hình bầu dục. Cụm hoa cái có hình bầu dục, trên cuống u lồi và có lông mềm, bao hoa hình ống, bầu có vòi dài lộ ra ngoài bao hoa.

Quả phức có hình bầu dục, vỏ mềm và được bao phủ đầy lông tơ. Quả khi chín có màu vàng, thịt quả có màu hồng, ăn được, phần quả có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt dịu, hơi chua nhẹ. Bên trong quả có chứa hạt to như hạt xoan và nhiều nhựa dính. Cây chay thường bắt đầu ra hoa vào cuối tháng 3 và quả chay được thu hoạch vào cuối tháng 4 hoặc tháng 5.

Khu vực phân bố

Cây chay là loại cây vô cùng đặc biệt ở nước ta mà hiếm xuất hiện ở các quốc gia khác. Lúc đầu, loại cây này mọc hoang về sau tập tục ăn trầu cả vỏ và rễ cây chay nên chúng được người ta nhân giống và trồng đại trà ở các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Bắc Kạn, Nam Định, Hà Nam,… Và phân bố rải rác ở các tỉnh trung du duyên hải.

Cây thích hợp với khí hậu nóng ẩm vùng nhiệt đới, thuộc loài cây thân gỗ với sức sinh trưởng mạnh mẽ, ưa sáng, ưa các loại đất có khả năng thoát nước tốt, đất feralit có đất tầng thịt sâu. Cây chay thích hợp trồng vào thời điểm tốt nhất là vào đầu mùa mưa, cây mọc tự nhiên trong rừng thường xanh ẩm ở độ cao dưới 700m so với mực nước biển.

Qua một quá trình canh tác và chọn lọc, loài cây này sẽ cho quả to và ngọt hơn so với việc trồng tự nhiên. Đặc biệt, cây càng nhiều lá càng kích thích cây phát triển nhanh hơn. Vì vậy, loài cây này thường được nên trồng ở những nơi thông thoáng, tạo diện tích rộng để cây dễ dàng phát triển, là loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc.

Thu hái, chế biến

Người ta thường sử dụng phần quả, lá, thân, rễ cây chay để dùng làm thuốc chữa bệnh. Dược liệu được thu hái quanh năm, coá thể dùng tươi hoặc phơi khô. Nếu sử dụng tươi thì dùng phần rễ và thân để nhai trầu hoặc quả được dùng nấu canh để lấy vị chua.

Đặc biệt, trong bảng phân loại gỗ của Việt Nam thì gỗ chay được sắp xếp vào nhóm gỗ quý và nhẹ.

Thành phần hoá học

Cây chay có thành phần hoá học khá phong phú và đa dạng, cụ thể như:

  • Phần vỏ thân có chứa flavonoid, stilben cũng như afzlectin 3-O- α-L-rhamnopyranosid, catechin.
  • Phần vỏ rễ cây chay có chứa tannin, polyphenol,…
  • Quả chay xanh có chứa hợp chất saponin steroid alkaloid gồm solasodin và solasonin, còn chiết xuất dịch quả có chứa dimethyl nitrosamin.
  • Quả chín mềm khi ăn vào có vị ngọt như vị quả hồng, có chứa các loại vitamin, axit amin, khoáng chất,…Giúp kích thích ăn uống, dễ tiêu hoá, chứa nhiều chất béo có lợi cho nhuận tràng.
  • Lá chay có chứa protein và canxi.
  • Hạt chay thì chứa

Bên cạnh đó, có 4 hoạt chất được phân lập từ loại cây này là kaempferol, artonkin, maesopsin, alphitonin.

Tác dụng dược lý – Quả chay là quả gì?

Trong đông y quả chay là quả gì?

Theo đông y, quả chay có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt giúp cầm máu, chữa thu liễm, khai vị giúp tiêu hoá và còn được sử dụng để nấu canh.

Trong y học hiện đại quả chay là quả gì?

  • Dịch chiết toàn phần từ lá cây chay có tác dụng ức chế sự biểu hiện của một số gen liên quan đến ung thư tủy xương, ức chế miễn dịch trên động vật thí nghiệm.
  • Cao chiết xuất từ lá chay có đặc tính chống viêm, giảm quá trình thải ghép trong cơ thể và đồng thời nó cũng có tác động đến các gen điều chỉnh bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Flavonoid trong lá chay còn có tác dụng ức chế sự tăng sinh tế bào ung thư tủy xương.

Ngoài ra, quả chay còn có tác dụng:

Ngăn ngừa ung thư 

Chất benzaldehyde có trong quả chay có tác dụng ngăn ngừa và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư như bệnh ung thư vú, ung thư hạch.

Tốt cho hệ tiêu hoá

Tính axit và men trong quả chay có tác dụng kích thích ăn ngon miệng, hỗ trợ hệ tiêu hoá và tốt cho nhuận tràng.

Tốt cho tim mạch 

Men phân giải trong quả chay có tác dụng giảm cholesterol, giảm huyết áp, giảm mỡ trong máu có tác dụng rất tốt cho người bị tim mạch.

3 thoughts on “Quả chay là quả gì? Quả chay có tác dụng gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.