Thuốc methyl salicylate là chất được sử dụng trong nhiều lĩnh vực dược chẳng hạn như có tác dụng kháng viêm, giảm đau, viêm khớp, bong gân, cứng cơ, vết bầm,… Ngoài ra, thuốc còn được bào chế được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như dạng thuốc mỡ bôi ngoài da, dạng miếng dán. Vậy thuốc methyl salicylate là gì? Methyl salicylate tính chất gì? Methyl salicylate có tác dụng gì? Để hiểu rõ hơn về công dụng của thuốc methyl salicylate, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau đây.
Nội dung chính của bài viết:
Thuốc methyl salicylate là gì?
Methyl salicylate là một loại thuốc chống viêm, giảm đau tại chỗ không steroid, có tác dụng làm xung huyết da, thường được phối hợp với các loại tinh dầu khác để làm thuốc bôi ngoài da, băng dán, miếng xoa bóp để điều trị đau.
Methyl salicylate hay còn được gọi là salicylic acid methyl ester, là este hữu cơ tự nhiên với công thức hóa học C6H4(HO)COOCH3. Methyl salicylate được nghiên cứu và chiết xuất bởi nhiều loài thực vật, điển hình từ nhiều loại cây như cây lộc đề, bạch dương,… Tinh dầu lộc đề nguyên chất thường không mùi, không vị có chứa 85% – 90% hoạt chất Methyl salicylate.

Methyl salicylate được chiết xuất tổng hợp, sử dụng như một loại nước hoa để ứng dụng rộng rãi, sử dụng các sản phẩm giảm đau bên ngoài da, chất tạo hương và được sử dụng trong một số công thức làm mỹ phẩm. Đồng thời, hiện nay Methyl salicylate đã được FDA chứng nhận là an toàn để sử dụng làm các nguyên liệu trong các lĩnh vực có thể ứng dụng dược.
Methyl salicylate là một loại chất lỏng màu vàng nhạt hoặc không màu, mùi thơm đặc trưng, trong thành phần có các hoạt chất làm nóng, tiêu viêm, giúp giảm đau.
Methyl salicylate có tác dụng gì và cơ chế hoạt động của methyl salicylate
Methyl salicylate có một số tác dụng chính như làm giảm các triệu chứng đau nhức ở gân, cơ xương khớp do làm giãn các mao mạch tăng lưu thông tuần hoàn máu, gây kích ứng, làm đỏ da. Tình trạng kích ứng này tạo cảm giác thoải mái, ấm áp, che giấu cảm giác khó chịu và đau từ vết thương.
Từ lâu đời, thuốc thoa giảm đau chính là dầu gió, cao xoa, dầu nóng, thuốc rượu,… Hiện nay, thuốc được dùng dạng gel hoặc kem bôi da để giảm đau (những chế phẩm từ thuốc Methyl salicylate còn được chứa nhiều loại dược chất khác nhau) và Methyl salicylate là chất xuất hiện hầu hết các loại thuốc thoa.
Cơ chế hoạt động của Methyl salicylate
- Quá trình hấp thu: Metyl salicylat sử dụng bôi ngoài da có khả năng hấp thu tốt, khoảng 12% – 20% liều dùng trong vòng 10 tiếng đồng hồ sau khi sử dụng. Sự hấp thụ của thuốc có thể thay đổi do các yếu tố khác nhau chẳng hạn như diện tích bề mặt tiếp xúc với thuốc và da, độ pH của da, khả dụng của methyl salicylate là 12% – 30%.
- Phân bố: Sau khi các phân tử metyl salicylat vào cơ thể được phân bố ở hầu hết các mô và cơ quan, methyl salicylate có khả năng đi qua hàng rào nhau thai.
- Chuyển hóa: Methyl salicylat được chuyển hóa chủ yếu ở gan để tạo thành hoạt chất không hoạt động dưới tác dụng của các enzym chuyển hóa. Ba chất chuyển hóa chính thường được hình thành bao gồm axit salicylic, ete glucuronid và este glucuronid.
- Thải trừ: Methyl salicylat được bài tiết chủ yếu qua thận dưới dạng axit salicylic khoảng 10%, khoảng 75% axit salicyliric, khoảng 1% axit gentisic, khoảng 5% acyl glucuronid, khoảng 10% phenolic salicylic.
Một số thành phần có chứa Methyl salicylate
Các loại thuốc tây – Methyl salicylate là gì?
Methyl salicylat nằm trong nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không chứa steroid hoặc trong các sản phẩm chuyên điều trị các bệnh về xương khớp và bệnh gout.
Làm thuốc xoa bóp giảm đau
Methyl salicylat là một trong những thành phần không thể thiếu của thuốc xoa bóp giảm đau. Khi Methyl salicylat được kết hợp với các thành phần khác, giúp điều trị cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng. Đặc biệt, vì chúng được sản xuất dưới dạng kem hoặc dạng xịt dung dịch nên tác dụng giảm đau rất nhanh chóng.
Băng dính điều trị giảm đau
Hiện nay trên thị trường, các sản phẩm thường dán lên những vùng da có triệu chứng sưng tấy, đau đớn sẽ làm giảm những cơn đau nhanh chóng.
Hầu hết các sản phẩm này đều chứa methyl salicylate, nó không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ kháng viêm một cách cực kỳ hiệu quả.
Methyl salicylate là một thành phần quan trọng trong các loại dầu gió
Methyl salicylate trong các loại dầu gió có công dụng giúp giảm đau, trị cảm cúm, giúp lưu thông khí huyết, trị viêm,…
Liều lượng của thuốc Methyl salicylate – Methyl salicylate là gì?
Người dùng chỉ nên sử dụng với liều lượng cho phép và không dùng quá liều lượng hoặc có thể tìm hiểu thêm liều lượng sử dụng như sau:
- Dạng kem bôi: Thoa thuốc trực tiếp lên da bằng bông gòn. Người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên: Bôi tại chỗ vùng bị đau 3 – 4 lần một ngày và chỉ sử dụng khi cần thiết.
- Dạng miếng dán: Dán 1 miếng lên vùng da nguyên vẹn bị ảnh hưởng tối đa 3 lần/ngày, không để miếng dán ở cùng một vị trí hơn 8 tiếng.
Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc bôi trực tiếp cho trẻ dưới 2 tuổi mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Trẻ dưới 18 tuổi nếu sử dụng dạng thuốc dán cần có sự cho phép của bác sĩ..
Những lưu ý khi sử dụng thuốc Methyl salicylate
- Không nên bôi thuốc Methyl salicylate lên vùng da bị rạn, chỉ sử dụng ngoài da, tránh xa tầm nhìn và tầm tay của trẻ em.
- Chế phẩm Methyl salicylate dễ cháy, cần tránh xa ngọn lửa trần.
- Thuốc Methyl salicylate chứa 90,25% v/v ethanol, nó có thể gây ra cảm giác bỏng rát trên vùng da bị tổn thương.
- Khi sử dụng sản phẩm có chứa Methyl salicylate cần tránh tiếp xúc với mắt và không bôi với số lượng lớn, đặc biệt là trên bề mặt thô hoặc vùng bị phồng rộp, không bôi lên vết thương, không băng bó.
- Nếu phản ứng dị ứng xảy ra, tình trạng nặng hơn hoặc không cải thiện trong vòng 7 ngày, các triệu chứng thể hiện rõ ràng và tăng lên trong vài ngày chẳng hạn như kích ứng, đỏ, sưng, đau,… Cần ngưng sử dụng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh các tình trạng đáng tiếc xảy ra.
- Tránh dùng thuốc này vào mũi, miệng, trực tràng hoặc âm đạo, đến khi thuốc đã được rửa sạch khỏi tay và cần tránh cầm thức ăn khi thuốc vẫn còn trên tay.
- Đối với phụ nữ có thai: Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy sản phẩm này an toàn để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Người ta không biết liệu việc sử dụng methyl salicylate tại chỗ có gây hại cho thai nhi hay không, trong trường hợp này hãy sử dụng thuốc một cách thận trọng.
- Đới với phụ nữ đang cho con bú: Người ta không biết liệu methyl salicylate tại chỗ không đi vào sữa mẹ hoặc nếu nó đi vào sữa mẹ liệu có thể gây hại cho em bé bú không. Nếu bạn đang cho con bú không bôi methyl salicylate tại chỗ lên vùng vú.
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho tôi nhé
Tư vấn cho tôi nhé
Bên bạn có bán loại này không
Tôi muốn mua sp
Tôi muốn mua thuốc này
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Mình cần tư vấn
Tư vấn cho mình nhé
Bên bạn có bán hoạt chất không
Mình cần tư vấn